PoE là gì?
PoE (viết tắt của Power over Ethernet) là công nghệ cấp nguồn điện cho các thiết bị qua cáp mạng và cổng RJ45. Trong đó, cáp mạng vừa đóng vai trò truyền tín hiệu, vừa sử dụng để dẫn nguồn điện.
Sử dụng nguồn PoE như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều thiết bị sử dụng nguồn PoE như Camera IP, VoIP Phone, Access Point,… Để sử dụng tính năng PoE thì các thiết bị phải được hỗ trợ tính năng này và kết nối các thiết bị với Switch PoE
Liên hệ mua các dòng Laptop, Tablet SURFACE chính hãng tại hotline 0909055194 và zalo 0767307775
Switch PoE vừa đóng vai trò là thiết bị chia mạng, vừa là thiết bị cấp nguồn cho các thiết bị khác.
Switch PoE cấp nguồn cho các thiết bị
Hình minh họa về PoE trên cho thấy:
- Switch PoE: là thiết bị chia mạng và cấp nguồn cho các thiết bị khác.
- Camera IP, VoIP Phone, Access Point: được cấp nguồn từ Switch PoE.
- Các thiết bị chỉ cần 1 sợi cáp duy nhất vừa dùng để cấp nguồn, vừa dùng để truyền tín hiệu (thay vì phải dùng 1 sợi dây nguồn và 1 sợi cáp tín hiệu riêng biệt).
Công nghệ PoE trong camera quan sát
Ngày nay, tính năng PoE được đưa vào sử dụng trong camera IP đời mới. Để sử dụng tính năng này, camera cũng phải được hỗ trợ PoE, đi kèm với switch có khả năng cấp nguồn PoE (switch PoE).
Tính năng PoE cấp nguồn cho camera IP thông qua cáp mạng 8 lõi và cổng kết nối Rj45 phổ thông. Trong đó, chỉ có 4 lõi dùng truyền tải tín hiệu, 4 lõi còn lại dùng để cấp nguồn PoE.
Vì vậy, bạn chỉ cần đi 1 sợi dây duy nhất từ switch PoE đến vị trí lắp đặt camera. Giúp tiết kiệm chi phí đi dây nguồn rời, mà còn gọn gàng, thẩm mỹ cao.
Sơ đồ hoạt động của PoE trong camera IP
Khi nào sử dụng PoE cho camera IP
Trước tiên, bạn phải biết sơ lược qua ưu điểm và khuyết điểm của PoE. Từ đó, bạn mới biết sử dụng chúng đúng mục đích, nhu cầu của mình.
Ưu điểm của PoE:
- Giúp bạn tiết kiệm được dây nguồn, ổ cắm, phích cắm điện và bộ chuyển nguồn cho camera.
- Tiết kiệm thời gian và công sức, đường dây thi công cũng gọn gàng, thẩm mỹ cao vì chỉ cần đi 1 sợi dây duy nhất từ vị trí camera tới Switch PoE.
- Mang tính linh hoạt cao, bạn có thể lắp đặt camera ở bất kỳ nơi nào mà không bị phụ thuộc vào vị trí cấp nguồn.
- Các thiết bị PoE cũng có khả năng ổn áp nguồn điện, giúp camera hoạt động ổn định hơn.
- Switch PoE có khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác nhau.
Khuyết điểm của PoE:
- Để sử dụng PoE, camera và switch phải tích hợp công nghệ PoE.
- Giá thành của thiết bị PoE cao hơn so với các thiết bị thông thường.
- Khoảng cách cấp nguồn bị hạn chế, tối đa vào khoảng 100m. Nếu xa hơn, bạn phải dùng bộ cấp nguồn riêng cho camera.
Vì vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn cần xem xét sử dụng nguồn PoE hay nguồn rời, phương án nào giúp bạn tiết kiệm chi phí và đảm bảo hệ thống camera hoạt động tốt nhất.
Các chuẩn PoE và khả năng cấp nguồn
Công suất nguồn sử dụng của các thiết bị PoE
Chuẩn IEEE 802.3af PoE
Đây là chuẩn PoE đời đầu, có thể cấp nguồn điện lên tới 48DC với công suất tối đa cho mỗi cổng là 12.95W.
Chuẩn này đáp ứng được cho các thiết bị: IP Phone, Camera IP, Wireless AP/Router.
Chuẩn IEEE 802.3at PoE
Chuẩn IEEE 802.3at PoE hay còn gọi là PoE+ ra đời nhằm đáp ứng cho các thiết bị cần hoạt động với công suất cao hơn so với chuẩn IEEE 802.3af PoE.
Chuẩn PoE+ có thể cung cấp tối đa 30W cho mỗi cổng. Thích hợp sử dụng cho các thiết bị: Door Phone, Video Phone, Camera PTZ,..
Chuẩn IEEE 802.3bt PoE
Với nhu cầu nguồn điện ngày càng lớn hơn, chuẩn IEEE 802.3bt ra đời nhằm phục vụ cho các nhu cầu đó.
Chuẩn bt còn có khả năng tương thích ngược với các chuẩn at và af. Nguồn điện cũng được nâng cấp công suất lên đến 49W cho các thiết bị.
Tuy nhiên, chuẩn này cũng yêu cầu hệ thống phải sử dụng cáp đôi xoắn cho hiệu suất cao.
Lời cuối
Ngày nay, công nghệ ePoE ra đời, cho khoảng cách truyền dẫn lên đến 800m, khắc phục được các nhược điểm của công nghệ PoE cũ (khoảng 100m). Để hiểu thêm về công nghệ ePoE, các bạn tham khảo thêm bài viết Công nghệ ePoE là gì?